Bảo Trì, Bảo Dưỡng Van Bướm Quan Trọng Như Thế Nào? | Van Công Nghiệp An Thịnh Phát

Bảo Trì, Bảo Dưỡng Van Bướm Quan Trọng Như Thế Nào?


Với 6 bước lắp van bướm đúng cách, bạn đã hoàn thành được bước đầu trong việc đảm bảo kỹ thuật lắp đặt van. Tuy nhiên, để van hoạt động ổn định, tuổi thọ kéo dài, không xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng thì việc bảo trì, bảo dưỡng van bướm rất quan trọng.

Cùng An Thịnh Phát tìm hiểu trong bài viết sau đây:

  • Thế nào là bảo trì, bảo dưỡng van bướm?
  • Tại sao nên bảo trì, bảo dưỡng?
  • Quy trình bảo trì, bảo dưỡng van bướm?
  • Khi xảy ra sự cố nên làm gì?

Thế Nào Là Bảo Trì, Bảo Dưỡng Van Bướm?

Van bướm là một trong những thiết bị van công nghiệp được sử dụng nhiều trong hệ thống đường ống. Nhờ cấu tạo đặc trưng dạng cánh bướm, nên quá trình đóng/ mở, điều tiết dòng chảy được thuận lợi hơn.

Bảo trì, bảo dưỡng van bướm là công việc kiểm tra toàn bộ các bộ phận của van theo định kỳ hoặc khi xảy ra sự cố nhằm đảm bảo các các hệ thống nối với van hoạt động ổn định.

Van bướm hóa chất
Van bướm hóa chất

Tại Sao Nên Bảo Trì, Bảo Dưỡng?

Bất kỳ một hệ thống thiết bị nào cũng cần được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên. Ngay cả các thiết bị gia dụng thường ngày như máy giặt, tủ lạnh, máy lạnh,… cũng cần được kiểm tra để nâng cao tuổi thọ, tránh xảy ra những sự cố.

Van bướm thường được ứng dụng trong các hệ thống đường ống lớn nên việc bảo trì, bảo dưỡng van bướm là việc quan trọng cần thiết.

  • Vận hành ổn định: Việc bảo trì thường xuyên giúp đảm bảo tính ổn định, vận hành liên tục, không ảnh hưởng đến các bộ phận khác. 
  • Hạn chế sự cố: Các hệ thống thường có liên quan đến nhau. Nên việc bảo trì thường xuyên để hạn chế tối đa các sự cố lớn, gây ảnh hưởng đến các hệ thống khác.
  • Tiết kiệm chi phí, nhân lực: Việc có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng giúp tiết kiệm ch phí sản xuất như hao hụt lưu chất, vật liệu, nhân lực sửa chữa…
  • Chủ động vận hành: Bảo dưỡng hệ thống giúp người vận hành bộ phận nào hư hỏng, hết tuổi thọ để thay thế. Giảm thiểu rủi ro thay thế toàn bộ thiết bị khi xảy ra sự cố.

Quy Trình Bảo Trì, Bảo Dưỡng Van Bướm

Thông thường, hoạt động bảo trì, bảo dưỡng van bướm được chia ra như sau:

  • Bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ
  • Bảo trì, bảo dưỡng khi có sự cố

Người vận hành nên kiểm tra như sau:

  • Quan sát tình trạng thực tế van và các bộ phận bằng mắt thường. Như móp méo, gỉ sét, rò rỉ lưu chất xung quanh van hay không,…
  • Kiểm tra dây dẫn khí nén, kiểm tra dây nguồn điều khiển điện, kiểm tra đồng hồ và các thiết bị đo lường,…
  • Kiểm tra các khớp xoay, kiểm tra tay quay, tay gạt (Nếu van điều khiển thủ công)
  • Kiểm tra dầu, mỡ bôi trơn
  • Vệ sinh van: Vệ sinh các bộ phận của van như gioăng làm kín, đĩa van, bộ điện, bộ khí nén,…
  • Kiểm tra thiết bị đo lường lưu lượng, áp suất… 
Van bướm inox
Van bướm inox

Bảo trì, bảo dưỡng van bướm theo định kỳ

Theo khuyến cáo của nhà cung cấp và đơn vị sản xuất van, người vận hành van nên có kế hoạch kiểm tra định kỳ đối với van đang được lắp đặt trong hệ thống. Nhằm nắm rõ tình trạng hiện tại của các bộ phận van và có phương án xử lý kịp thời.

Thời gian kiểm tra định kỳ được khuyến nghị là từ 6 đến 12 tháng, tùy chất liệu, nhà sản xuất và mức độ hoạt động của van,…

Quy trình bảo trì, bảo dưỡng cụ thể như sau:

  • Hệ thống nhỏ: Tiến hành tháo van ra vệ sinh sạch sẽ các bộ phận. Kiểm tra gioăng van, gioăng đệm giữa van và mặt bích. Nếu bộ phận nào hư hỏng hoặc có dấu hiệu hư hỏng thì thay thế bộ phận đó.
  • Hệ thống lớn: Với những hệ thống lớn, sẽ sử dụng van cỡ lớn. Việc bảo trì, bảo dưỡng thường được tiến hành trên phần mềm máy tính. Mang lại tính ổn định, an toàn và hiệu quả hơn. Các bước tiến hành cũng tương tự, thông qua hình ảnh trên phần mềm. Người vận hành sẽ xem được bộ phận nào hư hỏng, cần thay thế, bộ phận nào vẫn đang sử dụng tốt,…

Bảo trì, bảo dưỡng van bướm khi có sự cố

Mặc dù phương án kiểm tra định kỳ vẫn diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, sẽ có những lúc xảy ra sự cố trong quá trình vận hành hệ thống. Lúc này, người vận hành hệ thống dựa vào cảm quan, kinh nghiệm để đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự cố đó như:

  • Các bộ phận như tay quay, tay gạt, bulong bị gỉ sét
  • Lưu chất đường ống bị rò rỉ,…

Từ đó, đưa ra phương án sửa chữa hoặc thay thế để khắc phục kịp thời sự cố. Tuy nhiên, người vận hành nên tránh để trường hợp này xảy ra. Vì có thể sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác, hoặc dẫn đến sự cố nghiêm trọng không mong muốn.

Vì thế, người vận hành nên có kế hoạch kiểm tra thường xuyên tùy vào kế hoạch và công suất hoạt động của hệ thống đó. 

Các Loại Van Bướm Tại An Thịnh Phát

Tổng Kết

An Thịnh Phát đã giới thiệu đến bạn các bước bảo trì, bảo dưỡng van bướm. Cũng như nêu lên tầm quan trọng của việc kiểm tra thường xuyên hệ thống. Hy vọng, thông qua bài viết giúp bạn có thêm kiến thức trong quá trình vận hành van bướm đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Liên hệ An Thịnh Phát để được tư vấn và báo giá miễn phí tại:

Hotline: 0932 056 079 – 0981 233 235

Email: sm@atpvalve.vn